Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
HomeUncategorizedNhận biết sự phát triển của con trong 6 tháng đầu sẽ...

Nhận biết sự phát triển của con trong 6 tháng đầu sẽ giúp mẹ có phương pháp nuôi dạy, hỗ trợ con phát triển một cách tốt nhất

Sự phát triển trong 6 tháng đầu đời của trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi: Dành thời gian để ngủ

1 tháng đầu, trẻ dành hầu hết thời gian của mình để ngủ. Ngoài ra trẻ chỉ có nhu cầu ăn, đi tiểu, đi đại tiện.

Do đó nếu không ngủ thì bé sẽ dậy để ăn, và hệ bài tiết thì hoạt động như người bình thường.

Các giác quan giao tiếp với thế giới bên ngoài của bé lúc này vẫn còn kém. Ví dụ như tầm nhìn chỉ hạn chế trong khoảng cách 20-30cm, vì chưa nhìn rõ nên chữa giao tiếp nhiều được bằng mắt.

Lúc này, em bé cảm nhận xung quanh hoàn toàn thông qua cảm giác và khứu giác.

Cũng có khả năng nghe thấy âm thanh nhưng chỉ nhận biết âm thanh nhỏ và âm thanh lớn.

Hai tay bé thường nắm lại để tìm kiếm cảm giác an toàn.

Vì vậy nếu bạn đưa tay lại gần tay bé, sẽ không có gì lạ khi thấy bé phản xạ nắm ngón tay của mình. Hoạt động bú sữa mẹ hoàn toàn là bản năng.

Tháng thứ 2: Bắt đầu biết hóng chuyện

Vẫn là những hoạt động như trước đây nhưng bắt đầu thành thục hơn. Mắt bé nhìn rõ hơn, tai nhạy cảm hơn với âm thanh, có thể phát ra những âm thanh ê a để phản ứng lại với âm thanh bên ngoài.

Hoạt động bú mẹ lúc này đã thành thạo, lanh lợi hơn. Mẹ chỉ cần đưa bầu ngực lại gần, bé ngửi thấy mùi sữa là há miệng ra chờ đợi.

Cơ cổ em bé lúc này bắt đầu cứng, em bé khi nằm sấp có thể hơi ngóc cổ lên trong vài giây, nằm ngửa thì đầu xoay được sang 2 bên với biên độ vừa phải. Tya bé cũng cứng cáp và hoạt động tốt hơn so với tháng đầu tiên. Bé phát triển chiều cao 2,5cm mỗi tháng và tăng khoảng 142 – 198g mỗi tuần.

Tháng thứ 3: Phân biệt người quen – tập lẫy – nhìn dõi theo

Em bé lúc này nhìn rõ hơn rồi nên thấy điều gì thu hút sẽ dõi nhìn theo với tốc độ chậm. Em bé cũng bắt đầu nhận diện được khuôn mặt, ghi nhớ được giọng nói nên nhận diện được người thường xuyên bên cạnh chăm sóc mình. Một số bé lanh lợi hơn còn phân biệt được người lạ nên không cho người lạ bế.

Chính vì khả năng nhận diện bằng giác quan tốt hơn nên đây cũng là thời gian nhiều em bé bộc lộ ra sự khó tính của mình và bắt đầu bám mẹ hơn.

Bé hoạt động khỏe hơn, tập ngẩng đầu, chống tay khi nằm úp và duy trì tư thế này trong thời gian dài, đồng thời tập lẫy. Bé tăng khoảng 113g mỗi tuần, 907g mỗi tháng.

Tháng thứ 4: Lẫy tốt – Tò mò với mọi thứ

Các giác quan của bé tiếp tục phát triển, khuôn mặt thể hiện nhiều cảm xúc hơn, nhận diện rõ người thân và bắt đầu hướng động. Tức là bé phản ứng với âm thanh, có thể hướng cổ nhìn về nơi có tiếng động.

Việc giao tiếp bằng ngôn ngữ lúc này đã phát triển hơn rất nhiều so với lúc mới tập ê a.

Biểu hiện rõ nhất là bé thích gần mẹ, trò chuyện với mẹ. Ngoài ra bé còn tự nghịch các ngón tay của mình, nghịch đồ chơi và đưa vào miệng mút.

Bé lẫy tốt, có thể giữ cổ thẳng mà không cần ai hỗ trợ.

Tháng thứ 5: Biểu hiện cảm xúc phong phú

Mọi hoạt động nhìn, nghe, vận động của bé đều phát triển hơn. Mặt cảm xúc cũng có phong phú hơn, có cả biểu cảm giận dỗi, khó chịu, không ưng ý,..

Lẫy trơn tru, úp người rồi lật ngược trở lại, lăn vòng tròn. Cân nặng gấp đôi lúc chào đời. Lúc này mẹ cần để ý bé cẩn thận để tránh bé bị ngã từ trên giường xuống.

Tháng thứ 6: Trườn bò – Tập ngồi – Giơ tay

Nhận biết của bé giống lúc 5 tháng tuổi nhưng thuần thục hơn, cảm xúc thể hiện rõ ràng, gay gắt hơn.

Bé 5 tháng tuổi có thể không vui khi người lạ bế, nhưng bé 6 tháng tuổi nếu không ưng sẽ khóc to, lo lắng nhất quyết không cho người lạ bế.

Một số em bé đã ngồi được khi có sự hỗ trợ. Đa phần các bé từ tư thế úp sấp biết trườn bò và chống tay nhổm người, nửa ngồi nửa bò để bắt đầu học ngồi.

Ở giai đoạn này không hẳn các bé đều phát triển giống nhau. Có bé sớm hơn cũng có bé muộn hơn nên mẹ không cần phải lo lắng. Bé cao thêm 1,27cm mỗi tháng và tăng 85-142g mỗi tuần.

Những biểu hiện bất thường ở trẻ mẹ nên lưu ý

– Bé không phản ứng với tiếng động, đến 6 tháng tuổi mà vẫn như vậy thì mẹ phải đưa con đi khám ngay.

– 5-6 tháng tuổi mà bé không nhìn đồ vật trước mắt, mắt không di chuyển theo.

– Không tương tác với mẹ, không ê a nói chuyện hay giao tiếp bằng mắt với mẹ.

– Không lẫy, tay chân không hoạt động, không tự nghịch tay chân.

– Không hứng thú với môi trường xung quanh.

– Quấy khóc liên tục ảnh hưởng đến việc ăn ngủ, cân nặng của trẻ.

– 10 tháng chưa ngồi được, 1 tuổi chưa bám đứng được.

Dù là con có sự phát triển tốt hay bất thường thì mẹ cũng nên tìm hiểu để có thể nhận biết và hỗ trợ con kịp thời.

Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, mẹ cũng nên dành nhiều thời gian cho bé và tương tác với bé nhiều hơn để kích thích sự phát triển của não bộ.

Tổng hợp

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments