Theo tiến sĩ Emily Mudd đến từ Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận Cleveland (Mỹ) :”Những cái ôm, siết chặt có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn trong cơn giận dữ hoặc suy sụp. Thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích khác đối với sự phát triển của trẻ.”
Giúp trẻ bình tĩnh, bớt lo sợ
Ôm là một hành động âu yếm, nó giúp trẻ bình tĩnh hơn bằng cách làm chậm quá trình giải phóng cortisol (hormone căng thẳng).
Theo nghiên cứu, hành động chạm vào người hoặc chạm vào đồ vật vô tri vô giác dù chỉ trong giây phút ngắn ngủi cũng có thể làm dịu sự lo lắng và sợ hãi.
Vì vậy đừng tiếc một cái ôm dành cho con kể cả khi con đang sợ hãi hay nổi giận bố mẹ nhé.
Tăng cường miễn dịch
Mặc dù nghe có vẻ không được liên quan lắm, thế nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nếu trẻ thiếu cảm giác an toàn thì cơ thể sẽ ngừng phát triển.
Trong khi đó những cái ôm từ bố mẹ lại có thể mang đến cho trẻ cảm giác an toàn.
Khi ở trong vòng tay bố mẹ, trẻ được giải phóng oxytocin, điều này mang lại nhiều tác động tích cực cho cơ thể và kích thích tăng trưởng.
Do đó, những người ôm người khác thường có hệ miễn dịch tốt hơn, ít bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus.
Cho dù có bị ốm thì cũng không bị nặng, chỉ có vài triệu chứng nhẹ mà thôi.
Có lợi cho phát triển trí não
Tần suất trẻ được tiếp xúc với bố mẹ thực sự ảnh hưởng đến kích thước bộ não.
Một bộ não lớn sẽ giúp trẻ thông minh hơn và biết đồng cảm hơn trong cuộc sống.
Điều này được giải thích là bởi bộ não lớn hơn, phát triển hơn sẽ thúc đẩy khả năng học hỏi cao hơn.
Phát triển sự đồng cảm
Tác động tâm lý từ cái ôm rất lớn, không chỉ thúc đẩy lòng tự trọng mà còn tạo cảm giác tự tin, gây dựng tinh thần lạc quan cho trẻ.
Trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc khi đón nhận những cái ôm từ bố mẹ mỗi ngày.
Một khi cảm xúc đã lạc quan, trẻ sẽ được trao đổi về mặt cảm xúc và tâm lý từ bố mẹ khi được ôm, đồng thời cho con thấy giá trị của sự đồng cảm.
Do đó, một cái ôm mỗi ngày được xem là khởi đầu cho bài học để con thấy ý nghĩa của tình yêu thương.
Phục hồi tinh thần
Trên thực tế, ôm một đứa trẻ đang xúc động không chỉ giúp chúng bình tĩnh mà còn giúp trẻ điều hòa cảm xúc của mình.
Từ đó giúp trẻ xây dựng khả năng phục hồi và học cách điều hướng, kiểm soát những khoảnh khắc khó khăn trong tương lai.
Những cái ôm sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức của bố mẹ đâu, vì vậy nếu có thể hãy dành ra khoảng 5 phút mỗi ngày để ôm con.
Đó sẽ là một thói quen tốt giúp con cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ, đồng thời phát triển sức khỏe và trí não của bé toàn diện hơn.
Tổng hợp