Trong quá trình phát triển, con có thể gặp phải những điều tốt và những điều xấu. Quan trọng bố mẹ phải là người định hướng đúng đắn cho con.
Để cho trẻ tự do khuyến khích là lời khuyên của nhiều chuyên gia dành cho bố mẹ.
Tuy nhiên không phải cứ cho con tự do thì để mặc con thích làm gì thì làm.
Để con có thể phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn, bố mẹ chắc chắn sẽ phải là người dẫn đường đúng hướng cho con.
Trong cuộc sống, không nhất thiết phải quá nghiêm khắc với con.
Thế nhưng nếu bắt gặp trẻ có những hành vi không tốt thì bố mẹ phải khắc phục ngay lập tức thì con mới có cơ hội thành người tốt, lớn lên được nhiều người yêu quý, dễ chạm đến thành công hơn.
Điển hình như 4 hành động sau đây.
Ngắt ngang lời người khác
Xen vào nói khi người khác đang nói là một hành động bất lịch sự. Dù rằng qua 5 tuổi, trẻ bắt đầu nói nhiều hơn và cũng được bố mẹ khuyến khích nói nhiều để phát triển khả năng giao tiếp.
Tuy nhiên, cần phải dạy cho trẻ biết khi nào nên nói khi nào không. Đặc biệt là khi người khác đang nói chuyện.
Tiến sĩ tâm lý học Jerry Wyckoff cho biets, việc trẻ ngắt lời khi người khá đang nói chuyện là một hành động không tôn trọng người đối diện.
Hệ quả của việc này là trẻ tự cho mình quyền gây sự chủ ý với người khác, cảm xúc sẽ khó kiểm soát nếu một ngày nào đó không nhận được sự quan tâm nữa.
Chính vì vậy, bố mẹ nên dạy con thể hiện mong muốn, suy nghĩ của mình đúng cách.
Muốn làm được điều này trước tiên bố mẹ phải làm gương cho con cái.
Bản thân bố mẹ cũng phải biết lắng nghe, đôi lúc bày tỏ biểu hiện và gật đầu để thể hiện đang lắng nghe câu chuyện.
Đồng thời hãy giải thích để con biết ngắt ngang lời người khác là sai, khuyến khích trẻ làm tương tự giống mẹ khi nghe người khác nói chuyện.
Thường xuyên nói dối
Nói dối là hành vi thường xuyên xảy ra ở trẻ từ 7-8 tuổi. Và hầu hết trong cuộc đời đứa trẻ nào cũng từng nói dối.
Tuy nhiên nói dối đôi lúc có lợi và chủ yếu là có hại, trẻ ban đầu sẽ không phân biệt được những điều này.
Nếu bố mẹ không phân tích cho con hiểu, trẻ sẽ tưởng nói dối là hay và sẽ càng cố để nói dối nhiều hơn.
Khi phát hiện con có thói quen nói dối, trước tiên bố mẹ cần tìm hiểu xem lý do ẩn chứa đằng sau.
Đồng thời khi dạy con không nên quá nặng nề, hãy nhẹ nhàng phân tích cho con biết nói dối sẽ gây hại như thế nào và bày tỏ mong muốn con dừng việc nói dối lại, giúp con sửa đổi thói quen đó.
Hay cáu giận, ăn vạ khi không đạt được điều mong muốn
Hành động này không phải hiếm gặp, đặc biệt là với những đứa trẻ được bố mẹ nuông chiều.
Đến khi không được đáp ứng điều gì đó, trẻ sẽ cáu giận, đập phá đồ đạc, ăn vạ ở bất cứ đâu chỉ để bày tỏ thái độ của mình.
Hành vi này cần được bố mẹ điều chỉnh càng sớm càng tốt. Khi thấy con như vậy, bố mẹ nên dạy con cách kiểm soát, giữ thái độ bình tĩnh, yêu cầu trẻ vào phòng hoặc ngồi 1 chỗ để lấy lại sự bình tĩnh.
Khi trẻ đã cân bằng được cảm xúc hãy bắt đầu nói chuyện với trẻ để trẻ biết đây là hành động sai.
Có hành vi thô bạo với bạn bè
Bắt nạt bạn bè là một vấn đề nghiêm trọng, nếu không được chỉnh đốn sớm thì sẽ kéo theo hệ lụy nguy hiểm trong tương lai.
Ban đầu khi còn nhỏ, trẻ có thể bắt nạt bạn chỉ để chứng tỏ mình mạnh mẽ.
Về sau sẽ trở thành thói quen xấu, khiến trẻ xem thường những người yếu thế, thường xuyên bắt nạt bạn như một thú vui.
Cách xử lý tốt nhất là bố mẹ cho con biết hành động làm tổn thương người khác là sai trái.
Cần liên tục nhắc nhở con không được chơi thô bạo với bajn mỗi khi trẻ đi chơi hoặc đi học.
Mẹ có thể giúp trẻ thực hành khi cần thiết khi trẻ cảm thấy tức giận. Nếu con không kiềm chế được mà đánh bạn thì cần cho con ngừng chơi ngay.
Tổng hợp